Đối với những ai kinh doanh buôn bán hoặc mong muốn thăng tiến, có tiền đồ và có tài lộc trong sự nghiệp thì việc chọn đúng bộ đồ thờ thần tài chuẩn phong thủy là điều rất quan trọng. Vậy đồ thờ ban thần tài bao gồm những gì và được bố trí theo sơ đồ ra sao?. Quá trình bài trí và thờ thần tài, gia chủ cần lưu ý điều gì?. Tất cả sẽ được Battrang24h giải đáp ngay sau đây!
Đồ thờ thần tài gồm những gì?
Cũng tương tự như bộ đồ thờ gia tiên thì bộ đồ thờ ban thần tài cũng được chia ra làm 2 bộ gồm có: bộ đồ thờ ban thần tài đầy đủ và bộ đồ thờ ban thần tài cơ bản. Và tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Trong đó bộ đồ thờ thần tài cơ bản sẽ bao gồm 1 số vật phẩm thờ cúng cụ thể như sau:
-
Bàn thờ thần tài và thổ địa
-
Tượng của Thần Tài
-
Bài vị
-
Bát hương (thường là 1 bát hương)
-
Ống đựng hương/nhang
-
Lọ đựng hoa (1 lọ lục bình bé)
-
Chóe thờ hoặc 3 hũ đựng gạo muối và nước
-
Kỷ chén thờ ( 3 chén hay 5 chén thờ tùy gia chủ chọn)
-
Bát nước rắc cánh hoa
-
Mâm bồng (Đĩa đựng quả)
-
Ông Cóc ngậm tiền.
Bộ đồ thờ ban thần tài cơ bản men xanh rồng chầu mặt nguyệt
Còn đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn cũng như diện tích căn nhà rộng có thể chọn bộ bàn thờ ban thần tài cao cấp với đầy đủ các vật phẩm và có thêm 1 số món đồ thờ như:
-
Tượng Phật Di Lặc: được làm bằng chất liệu đá và sẽ được đặt bên trên nóc của bàn thờ ban Thần Tài (với các bàn thờ có mái bằng).
-
Tụ bảo bồn đá: được coi là vật phẩm mang nhiều năng lượng và có thể giải trừ hung khí - vận xấu, giúp gia tăng cát khí, đem đến điều may mắn cũng như bình an cho gia chủ.
-
Tháp tỏi (có thể là 5 hay nhiều củ tỏi được bày trên đĩa hoặc treo dây): Tỏi có tác dụng xua đuổi tà khí mang đến không gian thờ cúng được an lành, sạch sẽ và giữ lại được tài lộc.
-
Đèn lưu ly: ngụ ý cầu mong cho gia chủ có được trí tuệ sáng suốt, đầu óc thông minh - tinh tường. Bởi Tỳ hưu và Thiềm thừ chính là 2 linh vật được ông thần tài cùng ông thổ địa cưỡi trên lưng để đi trầu.
-
Ngũ phúc hoa mai: thường được treo dọc ở 2 bên bàn thờ thần tài.
-
5 đồng hoa mai: ý nghĩa tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn dùng để chấn kích và gia tăng phúc khí, tài lộc. 5 đồng hoa mai được lần lượt đặt ngay dưới thần tài, ông địa, bát hương rồi đến long quy và thiềm thừ.
-
Long quy: là tượng rùa đầu rồng được coi là có tác dụng chấn sát.
-
Bình hút tài lộc: mang ý nghĩa đem lại may mắn, của cải và cầu bình an cho gia chủ.
-
Nậm rượu (bình đựng rượu) và đèn dầu
-
Bộ ấm chén trà (1 ấm và 5 chén).
-
Hoa sen bằng gỗ hoặc đồng tiền xu may mắn
-
Cây đại phát lộc.
>> Xem chi tiết: Bộ đồ thờ gốm sứ chính hãng 2023
Bộ đồ thờ cao cấp cho ban thần tài thêm sang trọng
Nên sử dụng đồ thờ thần tài chất liệu nào?
Hiện nay, bộ đồ thờ thần tài thường được theo 4 chất liệu chính đó là: Gỗ tự nhiên, gốm sứ, bột đá và Composite. Chi tiết như sau:
Gỗ tự nhiên: Đây cũng là nguyên liệu chính và thường được dùng nhất để chế tác bàn thờ cũng như các vật dụng thờ cúng của ban thần tài. Trên thị trường các dòng gỗ hay được sử dụng để làm bàn thờ, đũa, bình đựng hương (ống hương), ngai thờ. Các gỗ tiêu biểu như: gỗ sồi, gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ gụ, gỗ mít, gõ đỏ, gỗ xoan đào, gỗ thông Mỹ,…
Bột đá: thường được sử dụng để chế tác Tượng Di Lặc, Tượng Thần Tài -Thổ Địa, Bồn Tụ Bảo, Tượng Thần Tiền. Thị trường ghi nhận 1 số loại như bột đá thịnh hành gồm: bột đá Hồng Kông, bột đá Đài Loan, Bột đá Trung Quốc.
Gốm Sứ: Đa phần và hầu như tất cả các đồ thờ trên bàn thờ gia tiên, thần tài đều có thể được làm từ chất liệu gốm sứ bởi kiểu dáng đẹp, dễ vệ sinh, độ bền và giá thành tốt. Đồ gốm sứ được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến là Gốm Bát Tràng chính hãng, gốm Hải Dương, Gốm sứ Đài Loan (hàng chuẩn).
Composite: là chất liệu tổng hợp hay dùng để đúc tượng và 1 số đồ thờ khác. Chất liệu này khá nhẹ, độ bền không cao như những chất liệu gỗ tự nhiên, gốm sứ hoặc bột đá.
Chất liệu quyết định đến độ bền đẹp của bộ đồ thờ thần tài
Các đồ cần mua cho bàn thờ thần tài?
Tâm lý chung của khách hàng khi chuẩn bị vào nhà mới hoặc sắp mở cửa hàng kinh doanh buôn bán sẽ tìm hiểu những đồ cần mua cho bàn thờ thần tài gồm những gì?. Câu trả lời cũng không quá phức tạp, gia chủ cần sắm đủ trọn bộ đồ thờ thần tài như: bàn thờ gỗ, bức tượng thần tài, bát hương, lọ hoa, mâm bồng, 3 hũ đựng gạo - muối - nước, bộ kỳ chén, ống hương, ông cóc, bát nước rắc cánh hoa.
Còn tùy theo điều kiện kinh tế và diện tích không gian thờ cúng nếu rộng thì có thể mua thêm Tượng Phật Di Lặc, tháp tỏi, đèn lưu ly, cây đại phát lộc, Tụ bảo bồn đá, nậm rượu, đèn dầu,... Ngoài ra, gia đình cần mua thêm 1 chiếc bàn nhỏ và kê phía trước bàn thờ thần tài để mỗi dịp cúng bái, lễ Tết thắp hương sẽ bày thức ăn của mâm cỗ mặn ở đó.
Có thể bạn quan tâm: Bàn thờ thần tài gồm những gì? Những vật nên có trên bàn thờ thần tài
Sơ đồ bố trí bàn thờ thần tài chuẩn
Cũng giống như bàn thờ gia tiên thì bàn thờ thần tài cũng cần phải được bài trí các vật phẩm theo đúng thứ tự và sao cho chuẩn phong thủy thì mới đem lại may mắn và tài lộc được. Gia chủ có thể hình dung cách sắp xếp đồ thờ thần tài thông qua sơ đồ như sau:
-
Bàn thờ thần tài thường sẽ được đặt theo 2 hướng chính gồm: hướng đón lộc từ bên ngoài - hướng tốt cho gia chủ, nên chọn cung Thiên Lộc hoặc cung Quý nhân.
-
Ở phía trong cùng của bàn thờ Thần tài sẽ đặt tấm bài vị, và tượng ông Thần tài được đặt ở phía bên trái và tượng Thổ địa đặt ở phía bên phải.
-
Bát hương luôn được đặt ở chính giữa và với bàn thờ thần tài thì gia chủ nên thắp hương hàng ngày. Bên dưới tượng 2 ông thần Tài - Thổ Địa gia chủ hũ đựng muối gạo nước, tới cuối năm gia chủ mới cần phải thay gạo - nước - muối bên trong hũ.
-
Lọ hoa (lọ lục bình) thường được đặt ở bên tay phải của bàn thờ và gia chủ nên thường xuyên thay hoa để giữ cho không gian bàn thờ luôn tươi mới, thơm ngát hương hoa.
-
Mâm bồng (đĩa đựng quả) sẽ được đặt ở giữa hoặc bên tay trái bàn thờ thần tài.
Vừa rồi là những vật phẩm phong thủy cơ bản nhất, còn nếu gia chủ sắm thêm 1 số món đồ thờ thần tài khác cao cấp và đầy đủ hơn thì sẽ sắp xếp cân đối và các khoảng trống còn lại.
Sơ đồ bài trí bàn thờ thần tài chuẩn theo phong thủy
Những điều đại kỵ khi sắp xếp đồ thờ thần tài
Khi sắp xếp đồ thờ cúng trên ban thần tài thì bản thân gia chủ nên “bỏ túi” những lưu ý dưới đây để tránh sai sót, gây hao tài lộc:
Trước khi đặt tượng Thần Tài và tượng Ông Địa lên bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ 2 bức tượng với nước thơm nấu từ lá bưởi - gừng tươi pha rượu trắng để xua tà khí, tránh điều không mau. Vào những ngày mùng 10, 14 âm lịch, ngày cuối cùng của tháng thì gia chủ cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ. Và cần lưu ý chỉ nên dùng riêng biệt 1 chiếc khăn sạch để lau tượng Thần Tài, Ông Địa và ông Cóc chứ không nên dùng chung khăn lau hoặc dùng khăn bẩn lau bàn thờ thần tài.
Khi mới lập bàn thờ Thần Tài tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi ở mới, hằng ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang - thắp liên tục 100 ngày để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Và tới các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì nên thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Vào cuối năm tức ngày 23 tháng chạp thì tiến hành rút tỉa chân nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy rồi sau đổ lên tàn tro vừa hóa xong 1 chút rượu.
Không gian trước bàn thờ Thần Tài, Ông Địa luôn luôn phải thật sạch sẽ, tránh để có rác bẩn và bụi bám vào. Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài cũng nên có bức tường để bàn thờ dựa vào nhằm tạo thế vững chắc giống như dựa vào núi. Có như vậy mới giúp gia chủ hội tụ tài vận được dễ dàng, công danh và việc làm ăn được thuận lợi.
Khi cúng bái lưu ý có 5 chén nước thì phải sắp xếp thành hình chữ thập ngụ ý tượng trưng cho ngũ hành tương sinh. Gia chủ hãy chọn nước sạch và tinh khiết để cúng và không được lấy nước bẩn đặt trên bàn Thần Tài như vậy sẽ làm cho ô uế và mắc tội với vị các thần.
Bộ đồ thờ thần tài phải đảm bảo luôn sạch sẽ gọn gàng
Quá trình thờ cúng gia chủ chú ý chọn trái cây tươi (ưu tiên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền). Có thể chọn thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng, kẹo lạc,… để thắp thêm vào những ngày lễ Tết. Khi thắp hương ban thần Tài xong và hạ lễ thụ lộc thì chỉ nên chia cho người trong nhà chứ không nên chia cho người ngoài nhằm tránh tài lộc bị thất thoát hết.
Đại kỵ bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần nhà vệ sinh, nhà tắm, trước gương hoặc gần chậu rửa và sát nơi có quá nhiều ánh sáng (nhiều đèn nhấp nháy). Gia chủ cũng không nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa ở bên dưới hoặc ngay bên cạnh bàn thờ gia tiên nhằm tránh tạo ra sự xung khắc không đáng có.
Có thể thấy bộ đồ thờ thần tài đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt với mong muốn cầu tài lộc và phú quý. Nếu quý khách đang phân vân chưa biết nên chọn bộ đồ thờ nào phù hợp với ban thần tài nhà mình, vậy thì hãy để Battrang24h gợi ý cho mọi người.
XƯỞNG GỐM BÁT TRÀNG 24H - UY TÍN QUÝ HƠN VÀNG
Trang website: https://battrang24h.com
Hotline/zalo: 0869.294.028 / 032.976.4052
Fanpage: https://www.facebook.com/battrang24h