032.976.4052 / 0869.294.028
gomsuthanhtam@gmail.com
8:00 - 22:00

Phong tục đưa ông táo về trời và 3 điều quan trọng ai cũng nên biết


Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm lễ cúng ông Táo. Đây là phong tục rất thú vị của người Việt, ẩn chứa sự tích li kì và nhiều điều hấp dẫn về vị thần này. Bài viết sau sẽ chia sẻ 3 điều quan trọng mà ai cũng nên biết về phong tục đưa ông Táo về trời.

Phong tục đưa ông táo về trời và 3 điều quan trọng ai cũng nên biết

Phong tục đưa ông táo về trời và 3 điều quan trọng ai cũng nên biết

Tìm hiểu về sự tích ông Táo

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian của người Việt có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ địa, Thổ Kỳ của Trung Hoa nhưng được lưu truyền thành sự tích “2 ông 1 bà” là Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp. Người dân vẫn quen gọi chung các vị thần này là Táo Quân hoặc ông Táo theo phong tục Việt Nam.

Theo dân gian kể lại, ngày xa xưa có một đôi vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao sống với nhau rất mặn nồng, tha thiết. Thế nhưng một hôm vì nóng giận mà Trọng Cao khiến Thị Nhi uất ức bỏ đi. Thị Nhi lang thang đến một ngôi làng nọ và gặp được Phạm Lang, hai người phải lòng nhau và kết duyên vợ chồng. Về sau Trọng Cao nguôi giận, vì quá thương nhớ vợ nên đã bỏ xứ đi tìm. Trong Cao đi từ xứ này đến xứ khác, đến khi trong người chẳng còn gì mà vẫn không tìm thấy Thị Nhi nên lâm vào cảnh ăn xin sống qua ngày.

Táo Quân gồm 3 vị thần

Táo Quân gồm 3 vị thần

Một ngày nọ trong khi xin ăn vào 23 tháng Chạp, Trọng Cao vô tình gặp Thị Nhi đang đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. Nhận ra chồng mình, vì thương xót nên Thị Nhi đã mang gạo ra giúp đỡ. Phạm Lang trông thấy tỏ lòng nghi ngờ, Thị Nhi vì quá xấu hổ nên đã nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trong Cao cảm tình ân nghĩa nên cũng lao vào lửa mà chết theo. Phạm Lang vì mối tình thương vợ cũng nhảy vào cùng chết. 

Ngọc Hoàng thương xót cho mối tình 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân, giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai của nhân gian và phải lên trời bẩm báo laị từ 23 tháng Chạp hàng năm. Từ đó cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt lại có phong tục cúng đưa ông táo về trời.

3 điều quan trọng ai cũng nên biết về phong tục đưa ông táo về trời

Ý nghĩa cúng ông Táo 

Ý nghĩa lễ cúng ông Táo là gì?

Ý nghĩa lễ cúng ông Táo là gì?

Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Thường ngày, Táo quân sẽ ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người trong suốt 1 năm để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và định tội cái xấu.

Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta có phong tục đưa ông táo về trời với mâm lễ cúng tươm tất để mong Táo Quân tâu với Ngọc Hoàng những điều hay, ý đẹp và giảm bớt những điều không hay trong một năm qua.

Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

Thuyết minh về phong tục đưa ông táo về trời có thể thấy nghi lễ cúng ông Công ông Táo không cần chuẩn bị quá rườm rà, mỗi vùng miền cũng sẽ có những nghi thức và lễ vật khác nhau. Nhìn chung theo tục lệ cúng ông Táo thì bên cạnh nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn thì không thể thiếu những bộ mũ áo cho ông Công, ông Táo.

Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn còn mũ dành cho Táo bà thì không. Màu sắc của mũ, áo ông Công thay đổi hàng năm theo phong thủy ngũ hành. Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo cùng với bài vị cũ, sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo công.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Đặc biệt, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu một thứ đó chính là cá chép vàng. Theo truyền thuyết, đây chính là phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi lên thiên đình nên vào ngày 23 tháng Chạp người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong cá chép sẽ được đem thả ở sông, ao, hồ với nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Bạn có thể sử dụng mẫu bát minh đường tụ thủy, để đựng cá chép trong mâm lễ cúng Ông Công, Ông Táo. Tạo nên vẻ đẹp sang trọng, cao cấp cho mâm lễ cúng Ông Táo của mình.

Nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào?

Theo quan niệm từ xưa, ngày 23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu khởi hành cưỡi cá chép để bay về thiên đình. Do đó thời điểm thích hợp nhất để làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời là vào tối 22 hoặc sáng mùng 23 tháng Chạp. Dù bận công việc đến đâu bạn cũng nên cố gắng hoàn thành lễ này trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường nhé!

Mọi người thường phóng sinh cá chép vàng vào 23 tháng Chạp

Mọi người thường phóng sinh cá chép vàng vào 23 tháng Chạp

Battrang24h - Địa chỉ mua đồ thờ cúng chất lượng

Phong tục đưa ông Táo về trời vẫn luôn được gìn giữ qua nhiều thế hệ như một nét văn hóa đẹp. Đồ thờ cúng ông Táo cần được lựa chọn cẩn thận, mang theo ý nguyện của gia chủ về một năm mới bình an và thuận lợi hơn. Năm mới này, bạn có thể thay mới các món đồ thờ cúng ông Táo bằng gốm sứ để giúp không gian thờ trở nên trang trọng hơn. Nếu bạn muốn tìm nơi cung cấp đồ thờ ông Táo gốm sứ Bát Tràng cao cấp thì hãy liên hệ với Battrang24h để được tư vấn mua sắm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chính gốc tại Hà Nội.

Battrang24h là địa chỉ bán đồ thờ gốm sứ chất lượng

Battrang24h là địa chỉ bán đồ thờ gốm sứ chất lượng

Là địa chỉ bán lẻ các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng với giá gốc xuất xưởng, rẻ hơn so với thị trường, các sản phẩm gốm sứ thờ cúng tại Battrang24h rất đa dạng như: bát hương, mâm bồng, đèn thờ, kỷ ngai, chóe, nậm rượu, liễn thờ, tượng thờ, … Chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc với chính sách ưu đãi giảm giá và bảo hành sản phẩm trong quá trình vận chuyển.Các thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ ngay với hotline 0869.294.028 / 032.976.4052 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tác giả: Nguyễn Duy Anh

linkedin twitter pinterest flickr

Chào mọi người. Tôi là Nguyễn Duy Anh - biên tập nội dung của website Battrang24h.com. Đã có 10 năm tìm hiểu, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ như: gốm sứ, phong thủy nhà ở,... Với mong muốn mang lại giá trị và lợi ích tốt cho Cộng Đồng, hy vọng những kiến thức của tôi chia sẻ trên đây có thể giúp Quý Độc Giả giải quyết được những vấn đề đang thắc mắc, chưa có lời giải đáp? Đặc biệt, trong khoảng thời gian này tôi sẽ tập trung chia sẻ về sản phẩm: đồ thờ cúng, bình hút tài lộc, tranh gốm sứ,... và những vấn đề liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tác giả: Nguyễn Duy Anh

Chuyên mục

Thờ cúng, tâm linh, phong thủy

Đăng ký tư vấn

Số năm kinh nghiệm

10 năm kinh nghiệm trong ngành phong thủy và tư vấn tâm linh

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

Viết đánh giá

Email & số điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên của bạn*

Email

Số điện thoại

Nội dung đánh giá*

Mã xác nhận*

Reload Verify

Bình luận

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm >>

top

top top